Lịch sử hoạt động HMS_Exeter_(68)

Khi hoàn tất, Exeter gia nhập Hải đội Tuần dương 2 thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, nơi nó phục vụ từ năm 1931 đến năm 1934. Vào năm 1935 nó được bố trí đến châu Mỹ và West Indies Station cho đến năm 1939, và được tạm thời bố trí đến Địa Trung Hải trong cuộc khủng hoảng Abyssinia trong những năm 19351936.

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, Exeter cùng với tàu tuần dương HMS Cumberland tham gia hình thành nên Hải đội Nam Mỹ. Cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ HMS AjaxHMNZS Achilles thuộc lớp Leander, nó đã đối đầu với thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Graf Spee trong trận River Plate vào ngày 13 tháng 12 năm 1939, mà cuối cùng đã đưa đến việc Admiral Graf Spee phải tự đánh đắm nhiều ngày sau đó. Trong trận này, Exeter đã hoạt động như một đội riêng của chính nó, trong khi Achilles và Ajax thuộc đội bên kia, nhằm chia tách phân tán hỏa lực của Graf Spee. Exeter bị bắn trúng bảy quả đạn pháo 279 mm (11 inch) cùng nhiều phát suýt trúng gây hư hại đáng kể bởi mảnh đạn pháo, khiến 61 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng cùng 23 người khác bị thương. Tất cả ba tháp pháo 203 mm (8 inch) đều bị loại khỏi vòng chiến, và tốc độ của con tàu bị giảm còn 33 km/h (18 knot), buộc nó phải rút lui khỏi trận chiến. Exeter hướng đến cảng Stanley thuộc quần đảo Falkland để được sửa chữa khẩn cấp, vốn kéo dài cho đến tháng 1 năm 1940, rồi sau đó quay trở về Devonport bằng chính động lực của nó để được sửa chữa toàn diện từ tháng 2 năm 1940 đến tháng 3 năm 1941. Trong khi đang được sửa chữa, vị chỉ huy của nó, Đại tá Hải quân W.N.T. Beckett MVO DSC từ trần vào ngày 10 tháng 3 năm 1941 tại bệnh viện Saltash, do biến chứng của cuộc phẫu thuật liên quan đến những vết thương mà ông mắc phải trước đó. Ông từ trần đúng vào ngày Exeter dự định hoạt động trở lại. Vị trí của ông được thay thế bởi Đại tá Hải quân Oliver Loudon Gordon.

Khi quay trở lại hạm đội vào năm 1941, Exeter tham gia hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương, bao gồm đoàn tàu vận tải WS-8B đi đến Trung Đông vào lúc diễn ra việc đánh chìm thiết giáp hạm Bismarck. Sau đó, nó chuyển sang Viễn Đông. Khi Đế quốc Nhật Bản tham chiến vào tháng 12 năm 1941, Exeter nằm trong thành phần lực lượng hải quân của ABDA để bảo vệ Đông Ấn thuộc Hà Lan (Indonesia) khỏi sự xâm chiếm của Nhật Bản.

Bị mất

Exeter đang bị tấn công trong trận chiến biển Java thứ nhất.

Vào ngày 27 tháng 2 năm 1942, Exeter bị hư hại trong trận chiến biển Java khi nó trúng phải một quả đạn pháo 203 mm (8 inch) vào một phòng nồi hơi, và bị buộc phải quay trở về Surabaya để sửa chữa. Tàu khu trục HMS Electra được cử đi theo hộ tống cho việc rút lui của nó bị đánh chìm.

Hai ngày sau, khi tìm cách đi đến eo biển Sunda, nó bị đánh chặn bởi các tàu tuần dương hạng nặng Nhật Bản Nachi, Haguro, MyokoAshigara cùng các tàu khu trục Akebono, Ikazuchi, Inazuma, YamakazeKawakaze vào sáng ngày 1 tháng 3 năm 1942. Trận chiến biển Java thứ hai diễn ra, gọi đúng là Trận chiến ngoài khơi đảo Bawean, và Exeter nhanh chóng bị hư hại bởi hỏa lực pháo, một phát bắn trúng đã làm mất điện toàn thể con tàu. Thuốc nổ được cho kích nổ để tự đánh đắm và con tàu bắt đầu chìm, thoạt tiên bị nghiêng sang mạn trái nhưng rồi trúng phải một quả ngư lôi phóng từ tàu khu trục Inazuma bên mạn phải,[2] khiến nó cân bằng trở lại trước khi lật nghiêng sang mạn phải và bị chìm vào khoảng giữa trưa. Các tàu khu trục theo hộ tống nó HMS EncounterUSS Pope cũng bị mất; Pope tạm thời thoát ra khỏi trận đánh, để rồi bị không kích đánh chìm chỉ vài giờ sau đó. Khoảng 800 thủy thủ Đồng Minh, bao gồm chỉ huy của chiếc Exeter, Đại tá Hải quân Oliver Gordon, được quân Nhật vớt lên và trở thành tù binh chiến tranh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: HMS_Exeter_(68) http://www.combinedfleet.com/inazum_t.htm http://www.robin-brooks.com/special-ships/marine-p... http://www.thewarillustrated.info/225/now-it-can-b... http://uboat.net/allies/warships/ship/1186.html http://www.royal-naval-association.co.uk/news.html http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/ind... http://www.world-war.co.uk/index.php3 http://www.cofepow.org.uk/pages/ships_exeter.htm https://web.archive.org/web/20090506063855/http://... https://web.archive.org/web/20160303180419/http://...